Hoàng hậu Hoàng_hậu_Nhật_Bản

Tại Nhật Bản cổ đại, hầu hết các hoàng hậu đều là các công chúa, ngoại trừ Iwa no Hime (hoàng hậu của Nintoku). Sau hoàng hậu Kōmyō (của Thiên hoàng Shōmu), con gái của gia tộc Fujiwara và các gia tộc khác có thể trở thành hoàng hậu. Ban đầu, Trung cung (中宮, Chūgū?) là cung điện dành cho hoàng hậu (, Kōgō?), thái hậu (皇太后, Kōtaigō?) hay thái hoàng thái hậu (太 皇太后, Tai-Kōtaigō?). Cho đến giữa thời Heian, thiên hoàng chỉ có một hoàng hậu, và hoàng hậu được gọi là Chūgū (中宮 (Trung cung), Chūgū?). Kể từ Thiên hoàng Ichijō, vì một số thiên hoàng có hai hoàng hậu nên một người sẽ được gọi là Kōgō (, hoàng hậu?) và người còn lại được gọi là Chūgū (, Trung cung?). Sau khi Nội thân vương Yasuko trở thành Kōgō với tư cách là mẹ nuôi (准母 (chuẩn mẫu), mẹ nuôi?) của Thiên hoàng Horikawa, các công chúa chưa xuất giá cũng có thể trở thành Kōgō.

Sử dụng

Danh hiệu Kōgō cũng được trao cho các phi tần không phải là chính thất của thiên hoàng nhưng lại sinh ra một vị thiên hoàng.[3] Danh hiệu này được Thiên hoàng Heizei sử dụng đầu tiên khi truy tặng cho người mẹ quá cố của mình vào năm 806.[4]

Chūgū là một thuật ngữ được phát triển trong thời kỳ Heian và nó được hiểu là danh hiệu dành cho hoàng hậu. Trong một thời gian chūgū đã thay thế kōgō; sau đó ý nghĩa của chúng lại được hoán đổi cho nhau.[5]

Số lượng kōgō rất đa dạng, nhưng trong cùng một thời điểm chỉ có một chūgū.[6]

Danh hiệu kōtaigō được trao cho vợ của một cựu hoàng, trong khi tai-kōtaigō được trao cho quả phụ của cựu hoàng quá cố.[5]